Cầu Gỗ Ông Cọp Phú Yên, cây cầu gỗ dài nhất Việt Nam, khiến bao người say mê bởi vẻ đẹp mộc mạc mà đầy cuốn hút giữa thiên nhiên yên bình. Vậy bạn có thắc mắc rằng điều gì đã tạo nên sức hấp dẫn đặc biệt của điểm đến độc đáo này không?
Hãy cùng chúng mình khám phá ngay vị trí tọa lạc, giá vé, sự độc đáo của cầu và những lưu ý bạn không thể bỏ qua để có chuyến trải nghiệm trọn vẹn tại cây cầu gỗ nổi tiếng này nhé!
Giới thiệu về Cầu Gỗ Ông Cọp
Đây là cây cầu gỗ dài nhất Việt Nam, nằm giữa vùng quê yên bình Phú Yên, nó đã tạo nên vẻ đẹp mộc mạc, hoang sơ mà khó quên. Nối liền những thôn làng qua bờ sông trong xanh, Cầu Gỗ Ông Cọp không chỉ là con đường cho dân địa phương mà còn là nơi check-in tuyệt đẹp, nổi bật với thiết kế giản dị, cực kỳ phù hợp với những ai yêu thiên nhiên “hoang sơ” và muốn tìm chút tĩnh lặng trong tâm hồn.
Cầu Gỗ Ông Cọp ở đâu?
Cầu Gỗ Ông Cọp, nằm tại xã An Ninh Tây, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. Với tên gọi khác là cầu Miếu Ông Cọp, mang đến trải nghiệm đặc biệt cho du khách với vẻ đẹp mộc mạc và không khí yên bình của làng quê Phú Yên tại nơi đây.
Cầu nằm cách thị trấn Chí Thạnh khoảng 8 km, là điểm dừng chân lý tưởng cho những ai muốn hòa mình vào thiên nhiên nguyên sơ dọc con sông Phú Ngân, nối các làng nhỏ với thị xã Sông Cầu.
Nó mang đến nét hoài cổ độc đáo, và mỗi khi đi qua đây, bạn sẽ cảm nhận rõ ràng có một chút rung lắc dưới chân vì kết cấu và độ tuổi của cầu, tạo cảm giác vừa thú vị lại vừa hồi hộp.
Hướng dẫn đường đi Cầu Gỗ Ông Cọp – Điểm check-in tại Phú Yên
Để đến được cầu, bạn có thể bắt đầu từ Tuy Hòa và đi theo Quốc lộ 1A hướng về phía Bắc. Sau khi đi khoảng 30 phút lái xe oto, 45 – 60 phút nếu đi xe máy, bạn sẽ đến ngã ba xã An Ninh Đông. Tại đây, rẽ vào con đường tỉnh lộ hướng về phía biển, tiếp tục di chuyển khoảng vài km là sẽ tới cầu.
Tuy nhiên, thời gian trên được chúng mình ước tính, sẽ có thay đổi tùy thuộc vào theo tốc độ di chuyển, điều kiện giao thông và tình trạng đường, đặc biệt nếu bạn muốn dừng lại để ngắm cảnh hoặc nghỉ ngơi.
Trong lúc đi, bạn sẽ được chiêm ngưỡng những cánh đồng lúa xanh ngát, dòng sông Ba trong lành uốn quanh và khung cảnh làng quê vô cùng tĩnh, vừa đi vừa “chill”, tận hưởng những khoảnh khắc trọn vẹn. Đường đi khá dễ dàng và có các biển chỉ dẫn rõ ràng, nhưng bạn vẫn nên hỏi thăm người dân địa phương nếu cần thiết.
Ngoài ra, nếu di chuyển vào mùa mưa, hãy lưu ý an toàn vì đường sẽ có thể trơn trượt. Khi đến gần cầu, bạn có thể gửi xe ở bãi gần đó để đi bộ ngắm cảnh và khám phá cầu gỗ.
Bảng giá tham quan và Giờ mở cửa Cầu Gỗ Ông Cọp
Khi bạn tham quan cầu gỗ, sẽ có một mức phí nho nhỏ phục vụ cho công tác duy trì và bảo dưỡng cho Cầu Gỗ Ông Cọp nhằm nâng cao trải nghiệm của các du khách. Cụ thể, mức giá vé được áp dụng như sau:
- Xe máy: 3.000 đồng/lượt
- Xe đạp: 2.000 đồng/lượt
- Người đi bộ: 1.000 đồng/ lượt
Với giá vé như trên, bạn nên chuẩn bị tiền lẻ để tiện thanh toán, vì nhà thu phí chỉ có một chòi nhỏ ở đầu cầu và có thể không đổi được tiền lớn. Đặc biệt hơn là bảng giá có thể thay đổi theo thời gian và tình trạng cầu, vì vậy bạn nên hỏi thăm người dân địa phương để cập nhật giá mới nhất trước khi đến để có thể chuẩn bị tốt nhất.
Về giờ giấc tham quan tại cầu Ông Cọp, ở đây sẽ không cố định giờ đóng mở cửa. Vì thế, du khách có thể thoải mái ghé thăm bất cứ lúc nào, việc này sẽ giúp bạn có nhiều sự lựa chọn và thời gian thong thả để du ngoạn.
Vì sao Cầu Gỗ Ông Cọp lại thu hút nhiều khách du lịch?
Truyền thuyết thú vị
Cầu Gỗ Ông Cọp không chỉ là một công trình giao thông mà còn gắn liền với truyền thuyết ly kỳ của địa phương. Theo câu chuyện dân gian, trên núi Mỹ Dựa từng có một đàn cọp sinh sống, trong đó có một con cọp trắng rất hung dữ.
Một đêm nọ, khi bà cọp khó sinh, ông cọp đã xuống núi tìm đến nhà bà mụ, nổi tiếng mát tay trong việc đỡ đẻ, gõ cửa và đưa bà lên núi để giúp đỡ. Sau khi bà mụ giúp bà cọp sinh con thành công, để tỏ lòng biết ơn, ông cọp đã mang đến sân nhà bà một con lợn rừng. Khi bà mụ qua đời, ông cọp thường xuyên đến viếng mộ bà.
Cảm động trước nghĩa cử này, người dân đã xây dựng miếu Ông Cọp để tôn thờ, và cây cầu gỗ được đặt tên là cầu Ông Cọp để ghi nhớ câu chuyện đầy nhân văn này.
Cấu trúc đặc biệt
Bên cạnh truyền thuyết ly kỳ, cầu còn nổi tiếng với cấu trúc vô cùng đặc biệt. Cầu Gỗ Ông Cọp được xây dựng từ năm 1998, với chiều dài gần 800 mét, trở thành cây cầu gỗ dài nhất Việt Nam, và đây chính là điểm nhấn và là lựa chọn đầu tiên khi du khách đến với Phú Yên.
Cầu được làm hoàn toàn từ gỗ và tre, trong đó mặt và trụ cầu làm từ gỗ ván, còn thành cầu được nối bằng những thanh tre già. Cầu có bề rộng khoảng 1,8 mét, đủ cho người đi bộ và xe máy lưu thông. Ngay dưới chân cầu sẽ luôn có sẵn những tấm ván gỗ phi lao để thay thế khi cần, đảm bảo an toàn cho người qua lại.
Khung cảnh thơ mộng
Khi hoàng hôn dần buông, ánh cam ấm áp phủ lên cầu gỗ, tạo nên một khung cảnh lãng mạn và yên bình hơn bao giờ hết, đây là thời điểm hoàn hảo để check-in và lưu giữ những khoảnh khắc tuyệt đẹp tại đây.
Ngoài ra, vào buổi sáng sớm, bạn sẽ được tận hưởng không khí trong lành cùng ánh sáng dịu nhẹ, sẽ là lựa chọn tuyệt vời cho những bạn muốn check-in chụp ảnh theo phong cách trong trẻo, an lành.
Đây chính xác là hai thời điểm tuyệt đẹp để tạo ra những bức ảnh kỷ niệm theo phong cách khác nhau phù hợp cho từng sở thích cá nhân, giúp bạn có những kỷ niệm đẹp thông qua những tấm hình đó.
Những lưu ý bạn cần biết khi đến Cầu Gỗ Ông Cọp
- Chỉ cho phép xe máy và người đi bộ
Chiếc cầu gỗ tại Phú Yên này chỉ cho phép xe máy, xe đạp và người đi bộ lưu thông. Các phương tiện lớn hơn không được phép qua lại để đảm bảo an toàn và bảo vệ kết cấu cầu. Khi di chuyển, hãy lưu ý tuân thủ đúng quy định để tránh gây ảnh hưởng đến cầu và an toàn của bản thân.
- Chú ý an toàn cho bản thân
Cầu được làm hoàn toàn từ tre già và gỗ, nên sẽ không vững chắc như cầu bê tông, vì vậy, kết cấu này có thể không đảm bảo độ bền trước các lực tác động lớn. Nếu bạn có tay lái yếu hoặc chưa quen đi trên bề mặt cầu gỗ, nên cân nhắc gửi xe và đi bộ để tránh các tình huống nguy hiểm, đặc biệt khi di chuyển vào những ngày có gió mạnh.
Bên cạnh đó, cấu trúc của cầu gỗ không thẳng hoàn toàn, có độ cong nhẹ. Vì thế, khi di chuyển, bạn có thể cảm thấy cầu có độ chênh nhất định, nên hãy đi chậm, không đùa giỡn để giữ thăng bằng tốt, tránh trượt ngã.
- Kiểm tra dự báo thời tiết trước khi đi
Vì cầu được làm từ vật liệu tre và gỗ, trời mưa có thể làm bề mặt cầu trơn trượt, dễ gây nguy hiểm cho người đi bộ và xe máy. Vì vậy, để tránh rủi ro, bạn nên kiểm tra dự báo thời tiết và hạn chế đi vào những ngày mưa hoặc ngay sau khi mưa lớn để giúp bạn an toàn hơn và giữ cho cây cầu không bị hư hỏng thêm do thời tiết.
Kết luận
Khép lại hành trình khám phá Cầu Gỗ Ông Cọp, có thể thấy đây không chỉ là một cây cầu gỗ đơn thuần mà còn là một góc nhỏ bình yên giữa lòng Phú Yên, nơi lưu giữ vẻ đẹp giản đơn và những câu chuyện thú vị.
Elite Travel hy vọng với những thông tin mà chúng mình đã cung cấp bên trên sẽ giúp bạn có một chuyến tham quan trọn vẹn, ghi lại những khoảnh khắc tuyệt đẹp bên cây cầu gỗ dài nhất Việt Nam này!