Top 16 Món Ăn Đặc Sản Bình Định Làm Quà Ngon Bổ Rẻ

Đặc sản Bình Định với đa dạng quy cách chế biến, mặc dù rất mộc mạc, đơn giản nhưng lại khiến cho du thực khách phải nao lòng. Hôm nay hãy cùng dulichmientrung.net khám phá các món ăn đặc sản nổi tiếng của vùng đất võ này nhé!

8. Món ăn đặc sản Bình Định Ngon Nứt Tiếng

1. Bánh hỏi cháo lòng

Bánh hỏi cháo lòng là một trong những món ngon đặc sản dân dã hàng ngày của người dân tỉnh Bình Định. Thành phần làm nên món ăn này thì gồm hai phần chính đã được thể hiện qua tên món, đó chính là lòng heo và bánh hỏi.

Bánh hỏi nghe có vẻ lạ tai nhưng thực chất “bánh hỏi” làm từ bột gạo được nén thành cục, thông qua máy ép và khuôn ép với những lỗ li ti rất nhỏ cho ra được miếng bánh hỏi xinh xắn vừa lòng bàn tay.

Bánh hỏi được ăn cùng với cháo và đĩa lòng heo thập cẩm. Du khách sẽ cảm nhận được vị thanh mát của miếng bánh hỏi, độ giòn của lòng heo, thêm bát cháo lòng nữa là đủ ấm lòng người xa xứ.

đặc sản bình định

Bánh hỏi ngon là nhờ lớp dầu mỏng trên mặt bánh, kèm với lạ hẹ xắt nhỏ, tạo độ thơm cho món ăn. Sở dĩ món ăn này nổi tiếng là nhờ sự kết hợp của lòng heo, thịt heo luộc kèm với hương vị đặc biệt của bánh hỏi.

Quyện miếng bánh hỏi trong bát nước chấm chua cay kèm miếng lòng giòn rụm thì thử hỏi ai không xuýt xoa. Món ăn đặc sản Bình Định dân giã này để thưởng thức vị ngon chuẩn xứ nẫu thì bạn chỉ cần ăn tại các quán địa phương, vỉa hè, không cần phải ghé những nơi sang trọng để thưởng thức.

2. Bánh xèo tôm nhảy Mỹ Cang

Bánh xèo tôm nhảy cũng là một món ăn bình dân thường ngày tại Bình Định. Một miếng bánh tròn xinh có tới cả chục con tôm tròn mẩy chín đỏ au nổi trên bề mặt bánh.

Món bánh xèo tôm nhảy nổi tiếng lừng danh cũng là nhờ bàn tay khéo léo của bà Năm Mỹ Cang, quán bánh của bà là một trong những quán bánh xèo tôm nhảy đặc sản đầu tiên ở Quy Nhơn, quán trước đây còn lụp xụp, bây giờ đã tu sửa lại khang trang hơn.

Tất cả nguyên liệu đều do tự tay bà Năm làm theo cách truyền thống xưa: bột phải là bột làm từ gạo lúa thơm, cho 1 chút muối trong quá trình ngâm, sau đó xay bằng cối đá với 1 chút nước cốt dừa để bánh giòn, mịn, thơm.

đặc sản bình định làm quà

Tôm phải là tôm đất đầu ngày còn sống nhảy tanh tách, đây cũng chính là lý do chính hình thành nên món bánh xèo tôm nhảy này. Nước mắm bỏ xoài sống bằm thay vì thơm. Bữa nào tôm về nhiều thì bà đúc nhiều, tôm ít thì bà nghỉ sớm chứ không mua tôm biển để thay thế.

Bánh nóng ra lò thường được ăn kèm với rau mầm có vị the the giòn giòn, rau sống, dưa leo, xoài chua thái nhỏ được cuốn bên ngoài lớp bánh tráng gạo phơi sương, chấm với nước mắm tỏi ớt chua ngọt sẽ đánh bừng vị giác của du thực khách.

Bài viết liên quan: Top 25 Món Ăn Đặc Sản Quy Nhơn Làm Quà Nổi Tiếng

3. Gỏi cá trích

Bình Định thuộc vùng duyên hải nam trung bộ, với vị trí địa lý dọc theo đường bờ biển và có nhiều ao, hồ, sông, suối vô cùng thích hợp để cá trích làm nơi sinh sống, cá trích vốn có hình dáng rất nhỏ bé, dài và hơi dẹp.

Một cách thường thức khác cũng khá độc đáo đó là dùng thịt cá trích tươi sống lát mỏng rút hết xương rồi dùng trực tiếp mà không cần chiên, thịt cá sẽ thanh ngọt hơn rất nhiều.

Cá trích tươi ngon nhất thì chỉ có thể ở ngay tại các vùng biển, bạn có thể dễ dàng gọi món gỏi cá trích tại các hàng quán gần miền biển Bình Định hoặc tại các cửa hàng bán hải sản gần các khu du lịch. Giá thành dao động khoảng từ 200 nghìn –  300 nghìn đồng/đĩa. Món ăn đặc sản Bình Định này chắc chắn sẽ không làm bạn thất vọng.

món ăn đặc sản bình định

4. Gỏi cá mai

Gỏi cá mai là một trong những món cá thông dụng và nổi tiếng xứ nẫu. Cá mai có thân dài trắng sọc tương tự cá cơm, nhưng có vảy và mỏng hơn. Thịt cá mai có vị ngọt, giòn, không tanh nên rất thích hợp để làm gỏi.

Tùy theo kích cỡ cá mà người thợ sẽ rút xương hay không. Cá lớn bằng đầu hai ngón tay thì phải rút hết xương, còn nếu nhỏ hơn thì chỉ cần rút nửa xương phía bụng, để lại phần xương đuôi nhấm nháp cho có độ giòn.

bình định có đặc sản gì

Để làm gỏi cá mai ngon bắt buộc phải chọn những con cá thật tươi, từng thớ thịt còn óng ánh màu biển thì món gỏi mới đạt “chuẩn” được. Cái khéo nhất của người làm món đặc sản này đó là ở công đoạn rút xương cá.

Con cá chỉ lớn hơn đầu chiếc đũa chút đỉnh nhưng phải được bóc tách bằng tay một cách tỉ mỉ để khi thưởng thức không có cảm giác bị dập và nát. Sau khi bỏ đầu, ruột, đánh vảy, rút xương, cho cá ngâm vào chậu nước đá lạnh, cho thêm một ít muối hột để thớ thịt thêm săn chắc và đậm đà.

Món ăn này kết hợp với nước chấm sền sệt từ nhiều loại gia vị truyền thống của người dân địa phương. Đến Bình Định thì đừng bỏ lỡ món ăn đặc sản Bình Định này nhé!

ăn gì ở quy nhơn
Gỏi cá mai (Ảnh st)

5. Bún song thằn

Nét riêng cuốn hút của món bún song thằn là phần sợi bún hoàn toàn được làm từ đậu xanh thay vì bột gạo như các loại bún khác, bún có dạng 2 sợi song song với nhau nên được người dân nơi đây gọi là bún song thằn.

Thông thường cứ 5kg đậu xanh thì sẽ cho ra 1kg bún, chi phí nguyên liệu cho món này khá tốn kém, tuy nhiên giá trị dinh dưỡng mà nó mang lại cũng rất cao. Sợi bún dai ngon vớinước dùng đậm đà thanh ngọt tự nhiên khiến cho vị giác của thực khách tan chảy.

hình ảnh đặc sản bình định

Với loại bún đặc sản này bạn có thể tìm mua tại các quầy quán thôn An Thái, xã Nhơn Phúc, thị xã An Nhơn, Bình Định. Nơi đây được cho là địa điểm chính thống sản xuất bún song thằn. Hiện nay giá mỗi hộp bún trên thị trường dao động trung bình khoảng 120.000 đồng/hộp/450gr.

Bài viết liên quan: Top 23 Món Ăn Đặc Sản Miền Trung Làm Quà Gây Nghiện

6. Mắm nhum Mỹ An

món ngon đặc sản Bình Định có một không hai, nguyên liệu chính làm nêm món đặc sản này là từ con Nhum hay còn gọi là Cầu gai. Nhum có rất nhiều loại đa dạng khác nhau trong đó nhum dùng làm mắm thường là loại có màu đen, khi đã thành mắm có mùi thơm ngát, đậm vị.

Mắm nhum dễ chế biến tuy nhiên 100kg nhum chỉ cho ra được 2kg mắm nhum. Cũng chính vì thế mà món mắm này được nhiều thực khách săn đón đến như vậy.

Bạn hãy thử món hịt luộc cuộn rau sống chấm với mấm nhung để cảm nhận một cách rõ ràng hương vị đậm đà, đặc biệt của loại mắm cuốn hút này.

tổng hợp đặc sản bình định
Mắm nhum mỹ an (Ảnh st)

Mắm nhum Mỹ An được bán trên thị trường là khoảng 80.000 – 120.000 đồng/hũ, giá cả có thể dao động so với mức giá này nhưng nhìn chung là không quá khác biệt. Để tìm mua, thương thức món mắm nhum bạn có thể đến các cửa hàng bán đặc sản tại địa phương để có được chất lượng tốt nhất, mang đúng vị truyền thông vùng miền nhé.

7. Bánh tráng chả cuốn rau răm

Chả cá cuốn được làm từ 100% cá biển tươi nguyên chất. Đặc biệt, nước chấm được pha chế bởi các nghệ nhân làng nghề truyền thống với công thức lâu đời tạo nên được một hương vị đặc trưng chỉ có ở Bình Định.

Chả cá được chiên hoặc nướng so, cuốn miếng chả cá cùng 1 ít rau răm bên trong, chấm cùng 1 chút tương ớt chua chua, cay cay, hòa quyện cùng mùi thơm của lá rau răm, thêm chút giòn tan của chả cá …tạo thành 1 món ăn đặc sản Bình Định độc đáo mà chẳng nơi nào có được…

đặc sản bình định quy nhơn
Bánh tráng chả cuốn rau răm (Ảnh st)

Bài viết liên quan: Tôm Mũ Ni Giá Bao Nhiêu 1kg? Làm Gì Ngon Và Dinh Dưỡng?

8. Gié bò tây sơn

Gié bò là món ăn làm từ ruột non của bò. Khi mổ bò, người thợ chọn khúc ruột non ngon nhất, còn tươi, bên trong ruột còn chất nhầy trong xanh gọi là gié. Ruột phải tươi thì chất gié này mới không hôi và dùng được.

Gié bò là món ăn của dân tộc Bana ở vùng cao thuộc hai huyện An Khê và Vĩnh Thạnh. Qua tiếp xúc với món ăn này, người đồng bằng thấy hợp khẩu vị nên món ăn đã được truyền nhau rộng rãi tại vùng đất Tây Sơn – Bình Định.

Múc gié ra tô, dọn thêm bún tươi, rau sống và bánh tráng mè nướng. Tô gié bò nóng nghi ngút khói, nước gié ngả màu nâu hơi có chút ánh xanh. Hương vị cay nồng của ớt, gừng, sả, vị chua của lá giang, vị đắng nhẹ của gié tạo ra hương vị riêng biệt khó lẫn vào đâu được.. Đây là món ăn đặc sản Bình Định độc đáo, đậm chất dân dã của vùng Tây Sơn cần được lưu giữ.

đặc sản bình định mua về làm quà
Gié bò Tây Sơn – Đặc sản Bình Định (Ảnh st)

Theo người địa phương, khi ăn gié phải cho thêm vài giọt mật bò vào nồi cho có vị hơi nhân nhẩn, đắng đậm thì món gié mới ngon.

8. Đặc sản Bình Định Làm Quà Nổi Tiếng

Đặc sản Bình Định không thiếu các món ngon mang nét đặc trưng của vùng miền Trung. Dưới đây là những gợi ý món ngon đặc sản Bình Định làm quà cho du khách khi trải nghiệm du lịch tại bình Định!

1. Rượu bầu đá

Rượu Bầu Đá là một trong những đặc sản đặc trưng nhất của Bình Định. Được lên men từ những hạt gạo lứt to tròn, thơm phức. Nước dùng nấu rược được lấy từ nguồn nước ngầm trong bầu của xứ Nẫu, tinh khiết, trong lành. Đến xứ Nẫu mà không trải nghiệm thưởng thức rượu Bầu Đá Bình Định là một thiếu sót lớn đấy nhé. Lưu ý là nồng độ rượu tương đối cao nên với những bạn tửu lượng có giới hạn thì hãy cân nhắc kỹ nhé.

đặc sản của bình định
Rượu bàu đá Bình Định thương phẩm

Bài viết liên quan: Nguồn gốc và cách chế biến rượu bàu đá đặc sản quy nhơn

2. Mực ngào đặc sản Bình Định làm quà

Mực ngào một đặc sản của Quy Nhơn, Bình Định. Món ăn chơi, ngon, bổ , rẻ và cực nổi tiếng. Một món ăn không thể bỏ qua khi đặt chân đến nơi đây.

Mực ngào là món ăn không chỉ nằm trong thực đơn của những cánh mày râu mà còn cả các chị em phụ nữ cũng thích bởi hương vị thơm ngon, đậm đà khó cưỡng lại.

Mực ngào được chế biến rất công phu, để có thể cho ra một mẻ mực ngào thơm ngon hấp dẫn phải trải qua một quá trình dày công và đôi bàn tay tài hoa của những người thợ chế biến.

Mực sau khi ngào được đóng thành hũ bày bán rất nhiều ở các cửa hàng đặc sản của bình định. Một món đặc sản Bình Định làm quà vô cùng thực tế.

đặc sản phù cát bình định
Mực ngào – đặc sản Bình Định làm quà nức tiếng (Ảnh st)

3. Chả ram tôm đất

Chả ram tôm đất phù hợp với mọi lứa tuổi, từ già đến trẻ đều yêu thích và thường xuyên xuất hiện trong các bữa cơm gia đình, tiệc tùng

Lớp vỏ chả ram giòn rụm, hòa cùng sự ngọt ngào của thịt tôm đất bên trong, một chút ngầy ngậy của thịt mỡ, tất cả tạo nên hương vị đặc biệt hấp dẫn, gây nghiện cho bất cứ thực khách nào khi dùng thử món ăn độc đáo này.

đặc sản ở bình định
Món ăn đặc sản Bình Định làm quà nổi tiếng thơm ngon. (Ảnh st)

Với công thức chế biến hết sức đơn giản nhưng mang lại hương vị thơm ngon, giòn rụm, đây ắt hẳn sẽ là món ăn làm nức lòng du du thực khác khi đến với Bình Định.

Qua bàn tay tài hoa của người thợ mà chả ram có hình dáng bé xíu xinh xinh bằng ngón tay út. Chỉ có những ai từng vào bếp gói cuốn chả ram rồi mới hiểu hết được sự tỉ mỉ cẩn trọng cho công đoạn gói để giúp cuốn chả ram không bị vỡ trong quá trình chiên.

Để có được hương vị đặc sắc nhất của món đặc sản Bình Định này, bạn nên dùng 1 lá cải tươi xanh quấn quanh cuốn chả ram để làm tăng hương vị của món chả ram tôm đất này nhé.

4. Bánh ít lá gai

Bánh ít lá gai là loại bánh đặc sản Bình Định truyền thống, từ lâu đã đi vào đời sống ẩm thực con người nơi đây.

Bánh nổi tiếng được sử dụng trong những ngày cúng ông bà tổ tiên, các dịp lễ tết, và thường được dùng làm món tráng miệng sau bữa ăn chính.

Những chiếc bánh hình chóp nón vẫn thu hút nhiều những tín đồ ăn uống bởi hương thơm lá gai và hương vị thơm thanh thoát của nhân làm từ dừa xay hoặc đậu xanh xay.

Bánh có thể dùng  trong 3 đến 5 ngày nên vô cùng phù hợp đề mua về làm. Bánh cấu tạo từ những nguyên liệu khá đơn giản nhưng chắc chắn sẽ làm siêu lòng mọi thực khách

đặc sản bình định bà tròn
Bánh ít lá gai – đặc sản Bình Định có từ lâu đời. (Ảnh st)

Bài viết liên quan: Cách làm bánh ít lá gai Bình Định

5. Nem Chợ Huyện

Nem chợ huyện biểu tượng cho nền văn hóa ẩm thực của miền đất võ Bình Định. Với hương vị chua chua ngọt ngọt, đặc trưng và rất riêng biệt, nem chợ Huyện đã có chỗ đứng vững chãi trong lòng người dân và du thực khách.

Sở dĩ cái có cái tên nem chợ Huyện bởi nem được chế biến ở chợ Huyện, Tuy Phước, Bình Định nên nem được đặt gắn liền với tên chợ. Nem có đủ mùi vị từ mặn, ngọt, dai giòn đến béo,…

đặc sản quy nhơn
Nem chua chợ Huyện (Ảnh st)

Đây là món ăn phổ biến, từ trong bữa ăn hàng ngày cho đến các dịp cưới hỏi, giỗ chạp của người dân Bình Định. Bên cạnh đó, chiếc nem còn là một thú vui ẩm thực khi thưởng thức trong những đêm hát tuồng thâu đêm suốt sáng.

Bài viết liên quan: Cách làm nem chua Bình Định Chuẩn Hương Vị Xứ Nẫu

6. Tré đặc sản Bình Định Quy Nhơn

Món Tré Bình Định có nguồn gốc rất lâu đời. Tuy nhiên, ngay cả người dân ở đây cũng không biết chính xác liệu tré có từ bao giờ mà chỉ biết rằng tré đã trở thành món ăn không thể thiếu trong các bàn nhậu, đặc biệt là trên những mâm cơm cúng tổ của người dân nơi đây.

Tré được làm từ thịt đầu heo, lỗ tai heo (hoặc thịt ba chỉ). Sau đó đem đi luộc chín và vớt ra nhúng ngay vào nước lạnh. Bằng cách này, thịt tré sẽ giòn, không bị kết dính. Sau khi được tẩm ướp giá vị gồm: mè, hạt tiêu, tỏi, muối, riềng đặc biệt là phần nêm nếm thính và bột nêm cho vừa vặn, chúng được gói lần lưọt trong lá ổi (hoặc lá đinh lăng) và lá dong (hoặc sử dụng lá chuối).

món ngon quy nhơn
Tré Bình Định (Ảnh st)

Cuối cùng được bọc bên ngoài một lớp rơm, để bảo đảm vệ sinh, người dân hay dùng 1 lớp nilong mỏng quấn lại trước khi bọc rơm. Sau đó, đặt tré ở nơi khô ráo, tầm khoảng 3 đến 4 ngày là có thể mang ra dùng được.

Vì có thể dùng trong nhiều ngày nên tré sẽ là món ăn đặc sản Bình Định làm quà vô cùng ỹ nghĩa cho người thân và bạn bè khi ghé thăm nơi đây.

7. Bánh Tráng Nước Dừa

Đặc sản bánh tráng nước dừa với hương vị tuyệt vời đặc trưng của dừa hòa quyện với hương vị mặn mà của mè, hành, tỏi. Được làm với một công thức tuyệt vời, nên bánh tráng dừa là món ăn đặc sản Bình Định không thể thiếu trong bữa ăn thường ngày của người dân nơi đây.

món ăn đặc sản bình định
Bánh tráng nước dừa – món ăn thường ngày đậm chất xứ nẫu. (Ảnh st)

Với loại bánh tráng nước dừa chính hiệu, người mua về chỉ cần xé gói bánh dừa ra thôi là đã nghe mùi thơm rất đặc trưng của món bánh dừa này rồi. Đặc biệt khi nướng lên thì món bánh dậy hương nồng nặc cực kì kích thích, chỉ cần nghe mùi thơm thôi là không thể kềm được nước miếng chảy ra.

Vì vậy mà thường trong quá trình nướng bánh cho tới khi miếng bánh chín hoàn toàn thì bánh đã không còn nguyên vẹn ^^.

8. Bánh Hồng Tam Quan đặc sản Bình Định

Bánh hồng, nghe tên bánh là đã thấy rất hấp dẫn rồi đúng không nào? Gọi là bánh hồng nhưng bánh thường lại có màu trắng, và đôi khi người dân cho thêm ít màu vào để cho bánh có thêm nhiều màu sắc hơn.

Giống như bánh cốm Hà Nội, bánh hồng là loại bánh được làm trong mỗi dịp đám cưới, đám hỏi ở vùng đất miền trung Bình Định

Bánh cùng với tấm thiệp hồng mang đến tin vui có ý nghĩa giống như là (hồng duyên, hồng phận, hạnh phúc lứa đôi).

đặc sản bình định
Bánh hồng Tam Quan – Đặc sản Bình Định làm quà vô cùng ý nghĩa (Ảnh st)

Khi thưởng thức bánh, bạn sẽ cảm nhận được độ dẻo thơm của nếp kết hợp với nhân dừa giòn sần sật, vị ngọt nhẹ của đường làm nên một hương vị hấp dẫn đặc biệt

Vị dẻo thơm của nếp Ngự xen lẫn bên trong là cái giòn sần sật của dừa Tam Quan và độ ngọt thanh tao của đường cát, tạo nên vị ngon đặc trưng rất riêng của bánh hồng

Bánh hồng Tam Quan có ngoại hình đơn giản, mộc mạc, nhưng bên trong chứa đựng nhiều ý nghĩa, bánh tượng trưng cho niềm vui, câu nói “khi nào cho tui ăn bánh hồng” thì có nghĩa rằng khi nào bạn làm đám cưới ^^

Hình ảnh đặc sản Bình Định đã có chỗ đứng vững chắc trong nền văn hóa ẩm thực Việt Nam. Trên đây là tổng hợp Top 18 món ăn đặc sản bình định làm quà nổi tiếng lừng danh. Nếu bạn cảm thấy hay đừng ngần ngại cho mình 5 sao nhé!

4.9/5 - (333 bình chọn)